CƠ HỘI NÀO CHO CÁC THƯƠNG HIỆU HÀNG TIÊU DÙNG NHANH (FMCG) TẠI VIỆT NAM?

Năm 2023, người tiêu dùng Việt Nam thích ứng với việc giá cả hàng hóa tăng cao buộc họ phải thay đổi linh hoạt hơn. Người tiêu dùng sử dụng nhiều chiến lược để quản lý ngân sách, dẫn đến sự thay đổi trong lượng tiêu thụ giữa các mặt hàng. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận thức về giá trị, với việc người tiêu dùng ưu tiên hàng thiết yếu nhưng sẵn sàng chi tiền cho sản phẩm mang lại giá trị gia tăng. Giảm sút lượng hàng tiêu dùng nhanh cuối năm 2023 cho thấy các thương hiệu cần thích ứng với cả biến động ngắn hạn và dài hạn.
 
Mặc dù dự báo kinh tế năm 2024 có diễn biến tích cực nhưng niềm tin tiêu dùng đã giảm sút vào cuối năm 2023. Điều này cho thấy sự phức tạp trong hành vi của người tiêu dùng mà các thương hiệu cần nắm bắt để giữ chân khách hàng.
 
Các yếu tố vĩ mô định hình ngành FMCG:
  • Kinh tế: Giá cả tăng ảnh hưởng đến cách quản lý ngân sách của người mua
  • Dân cư: Cơ cấu dân số thay đổi với dân số già hóa, sống ở đô thị và quy mô hộ gia đình giảm
  • Xu hướng tiêu dùng: Giá cả tăng dẫn đến việc người tiêu dùng thay đổi lựa chọn mặt hàng
04 trụ cột tăng trưởng cho thị trường FMCG Việt Nam:
  • Giải mã các động lực thay đổi: Nhận diện các động lực tăng trưởng riêng để vượt qua đối thủ.
  • Thành thạo môi trường đa kênh: Thích ứng với hành vi mua sắm tại các kênh bán lẻ khác nhau.
  • Xây dựng danh mục sản phẩm: Xác định các sản phẩm then chốt để đầu tư.
  • Tối ưu hóa khuyến mãi: Chất lượng hơn số lượng.
Nguồn: KANTAR
 
🔎 Xem báo cáo chi tiết TẠI ĐÂY
 
This article was compiled by Admin CTO Vietnam Network.
#VMR #FMCG

GET MORE INTERESTING INFORMATION, JOIN NOW:
 
Tags
Xu hướng thị trường